Theo luật hiện hành thì việc xử phạt trong lĩnh vực xây dựng hiện nay dựa theo những căn cứ như nào. Bài viết dưới đây sẽ đưa lại những thông tin tổng quan nhất về điều này.
Đơn vị có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực xây dựng
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng được quy định cụ thể từ Điều 71 đến Điều 78 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở.
Cụ thể, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử phạt, bao gồm:
- Thanh tra viên xây dựng
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ xây dựng, Sở xây dựng
- Chánh thanh tra Sở xây dựng
- Chánh thanh tra Bộ xây dựng
- Công an nhân dân
- Chủ tịch UBND các cấp
Như vậy, pháp luật có quy định cụ thể các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Các cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng thẩm quyền theo quy định.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng
Căn cứ theo quy định tại Điều 05 Nghị định 139/2017/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính đầu tư xây dựng có quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt như sau:
+ Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở là 02 năm.
Thời điểm để tính thời hiệu xử phạm vi phạm theo quy định được tính như sau:
+ Trường hợp đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu khởi kiện được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đó. Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày dự án được vào bàn giao, sử dụng.
+ Khi người có trách nhiệm thẩm quyền đang thi hành công vụ phát hiện có vi phạm hành chính mà vi phạm hành chính này đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện ra hành vi vi phạm đó.
+ Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức do cơ quan có thẩm quyền chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được tính áp dụng căn cứ theo khoản 1, 2; điểm a, điểm b khoản 3 điều này.
Trong trường hợp nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính nhưng cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt của các cơ quan chức năng có thẩm quyền thì thời hiệu để tính xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
Quy trình xử phạt trong lĩnh vực xây dựng
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính
Khi lập biên bản vi phạm hành chính cần lưu ý: Phải xác định rõ đối tượng vi phạm, thông tin nhân thân của người vi phạm, tổ chức vi phạm; mời đại diện chính quyền địa phương tham gia lập biên bản hoặc 2 người chứng kiến để ký vào biên bản VPHC trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không ký biên bản. Biên bản VPHC phải mô tả rõ thời gian, địa điểm và hiện trạng công trình vi phạm.
Đối với hành vi xây dựng không phép, sai phép thì hầu hết mức phạt trên 15 triệu đồng đối với cá nhân, 30 triệu đối với tổ chức nên trong biên bản cần ghi thời gian để người vi phạm thực hiện quyền giải trình.
Bước 2: Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính
Bước 3: Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
Bước 4: Giải trình
Bước 5: Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (nếu có)
Bước 6: Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Kể từ thời điểm lập biên bản xử phạt hành chính trong thời hạn 07 ngày, đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Bài viết đã đưa ra các thông tin về xử phạt trong lĩnh vực xây dựng mà chúng tôi tổng hợp được. Bạn có thể liên hệ các văn phòng luật sư hay các đơn vị hành chính có thẩm quyền giải quyết để tư vấn kỹ hơn.
Nguồn: vnsea.com.vn