Những điều cần biết khi mua nhà là gì và khi mua nhà mới hay nhà cũ thì đều có những tiêu chí riêng cần xem xét. Và đó là gì thì cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Những điều cần biết khi mua nhà mới
Với những người mua nhà mới đầu tiên cần xác định xem mua nhà để làm gì? Để ở hay kinh doanh và phục vụ cho mục đích gì? Và thời gian mua nhà cũng là một trong những yếu tố cần xem xét bởi theo tâm linh của người Việt điều này ảnh hưởng quan trọng đến vận xui hay may mắn mà ngôi nhà đem lại cho gia chủ.
Ngoài ra thì khi mua nhà mới bạn cũng cần xem xét đến những yếu tố như:
1/ Kiểm tra giấy chứng nhận nhà đất
Bạn cần kiểm tra xem giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất đó là thật hay giả cũng như cần những giấy tờ gì.
Điều này bạn có thể tham khảo các thông tin cần biết hoặc nhờ đến các đơn vị cung cấp giấy chứng nhận hay văn phòng luật sư nhờ tư vấn.
2/ Vị trí ngôi nhà
Đánh giá xem vị trí đó có hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng có đồng bộ hay không? Có các tiện ích về trường học, mua sắm hay có gần nơi làm việc học tập của các thành viên trong gia đình không?
3/ Môi trường và an ninh
Cần đánh giá môi trường sống xung quanh không tốt ảnh hưởng đến con cái, an ninh có thực sự đảm bảo hay không hay có vấn đề gì ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của gia đình không? Có hay xảy ra những vấn đề về tai nan xã hội không?
Chúng ta có thể xác minh vấn đề này bằng cách hỏi hàng xóm xung quanh hoặc nghiên cứu từ các dự án mà nhà thầu đã xây dựng.
4/ Xem kỹ khi nhận bàn giao
Cần chú trọng đến các vấn đề từ hệ thống điện nước, đường ống hay vách tường nhà,… có đảm bảo an toàn hay không? Bên cạnh đó ta cũng có thể kiểm tra được hệ thống thoát nước xung quanh nhà.
Những điều cần biết khi mua nhà cũ
Khi không có điều kiện mua đất xây nhà hay mua nhà mới xây thì phương án lựa chọn mua nhà cũ, nhà đã qua sử dụng là một trong những phương án tối ưu. Vậy đâu là những điều cần quan tâm khi mua nhà cũ?
1/ Xem xét tính tiện lợi
Tính tiện lợi cần được đánh giá qua các yếu tố như vị trí nhà ở, hệ thống giao thông, hệ thống tiện ích cũng như các hệ thống điện, nước,… trong ngôi nhà của bạn.
Cùng với đó là xác định xem ngôi nhà đó có đúng quy hoạch hay khu vực không gian xung quanh như nào, có thuận tiện cho công việc với các thành viên gia đình hay không?
2/ Vấn đề phong thủy
Phong thủy là một trong những vấn đề được quan tâm dù mua nhà cũ hay mới. Bạn nên tránh những ngôi nhà có phong thủy bất lợi như gần đường sắt, gần cao tốc, nghĩa trang, gần ngã ba,…hoặc những địa thế hình thành nên thế “sát” làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của bạn và gia đình.
Ngoài ra còn các vấn đề liên quan đến thiết kế hay ánh sáng, sắp xếp đồ đạc trong gia đình cũng như nội thất xem có phù hợp với bạn không.
3/ Hàng xóm hay cư dân quanh nhà
Tìm kiếm hay thăm quan xung quanh ngôi nhà để xem thông tin về ngôi nhà để đánh giá xem hàng xóm của mình sẽ là người như nào.
Đây cũng là yếu tố bạn quyết định có nên mua nhà hay không?
4/ Thẩm định 2 lần
Việc thẩm định giúp bạn có cái nhìn tổng quan về căn nhà đã qua sử dụng bạn đang định mua. Kiểm tra được đầy đủ các thông tin từ thực tế để bạn có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Khi bạn không có kinh nghiệm hay không biết thẩm định như nào thì có thể nhờ đến có quan hay những chuyên gia có uy tín và trách nhiệm giúp bạn điều này.
Lưu ý trong phong thủy khi mua nhà
Khi mua nhà thì phong thủy ngôi nhà có ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc hay tài vận của thành viên trong gia đình. Chính vì thế bạn cần xem xét kỹ và tránh những vị trí sau khi mua nhà:
- Nhà ở cạnh các đường lớn giao nhau
- Nhà ở bên cạnh hay gần đường sắt
- Nhà gần đền, chùa, miếu
- Nhà bị che chắn bởi nhà cao tầng
- Nhà gần đường cao tốc và tháp điện cao thế
- Nhà trên dốc hoặc dưới dốc
- Nhà bị đường chính đâm thẳng vào
- Nhà gần núi, sát nước
- Nhà ngõ cụt
Thủ tục cần biết khi tiến hành mua, bán nhà
1. Về điều kiện giao dịch
Căn cứ điều 91 và điều 92 Luật nhà ở:
– Đối với nhà ở đưa vào giao dịch mua bán phải đáp ứng điều kiện có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật; không có tranh chấp về quyền sở hữu; không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Đối với bên bán: phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc là người đại diện của chủ sở hữu theo văn bản ủy quyền của chủ sở hữu nhà ở và phải có năng luật hành vi dân sự.
2. Về nội dung hợp đồng mua bán nhà
Theo quy định tại điều 93 Luật nhà ở, hợp đồng mua bán nhà phải thể hiện các nội dung sau đây:
a) Tên và địa chỉ của các bên
b) Mô tả đặc điểm của nhà ở
c) Giá và phương thức thanh toán
d) Thời gian giao nhận nhà ở
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên
e) Cam kết của các bên
g) Các thỏa thuận khác
h) Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng
i) Chữ ký của các bên
Hợp đồng mua bán nhà ở có thể do hai bên thỏa thuận soạn sẵn, hoặc liên hệ phòng công chứng để nhờ công chứng viên soạn giúp hợp đồng.
3. Về thủ tục mua bán nhà
Căn cứ điều 93 Luật nhà ở, hợp đồng mua bán nhà ở phải có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp huyện đối với nhà ở tại đô thị, chứng thực của UBND xã đối với nhà ở tại nông thôn.
Giấy tờ pháp lý cần có bao gồm:
– Giấy chứng nhận đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
Trường hợp bán một phần nhà, đất thì cần có thêm hồ sơ kỹ thuật thửa đất và hồ sơ hiện trạng ngôi nhà có thẩm tra của cơ quan quản lý nhà ở nếu tại đô thị, hoặc có xác nhận của UBND cấp xã nếu tại nông thôn.
– Bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu của bên bán, bên mua.
Trường hợp bên bán là vợ chồng thì cần chuẩn bị thêm giấy đăng ký kết hôn. Nếu chỉ có một người đứng ra giao dịch thì cần chuẩn bị thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (độc thân) hoặc giấy tờ chứng minh nhà, đất mua bán là tài sản riêng.
– Văn bản ủy quyền (nếu có).
Khi nộp hồ sơ tại công chứng sẽ cần có thêm phiếu yêu cầu công chứng và tờ khai do phòng công chứng cấp.
Trên đây là một vài kinh nghiệm những điều cần biết khi mua nhà mà chúng tôi đã rút ra được. Chúc bạn có được một căn nhà ưng ý!
Nguồn: https://vnsea.com.vn