Nhiều người hiện nay luôn tìm kiếm các cơ hội để có thể tự kinh doanh riêng theo từng ngành nghề mà mình yêu thích. Đâu là những lưu ý khi thuê mặt bằng kinh doanh cần nắm vững, đặc biệt là những người mới tập kinh doanh?
Mục lục
1/ Xác định mục tiêu kinh doanh
Trước tiên để có thể thuê được mặt bằng kinh doanh thì cần phải xác định được mục tiêu kinh doanh là gì mới có thể lựa chọn vị trí cho phù hợp. Để có thể tìm hiểu được những yếu tố về thị trường cũng như xu hướng sản phẩm đầu tư cần trả lời được các câu hỏi như sau:
Thông tin về sản phẩm
Với địa điểm định thuê bạn cần tìm hiểu về sở thích cũng như cư dân tại đây đang ưa chuộng sản phẩm gì và mức giá họ có thể bỏ ra là bao nhiêu.
Cùng với đó là câu hỏi là sản phẩm đó có chu kỳ mua là bao lâu? Chu kỳ vòng đời sản phẩm dài hay ngắn?
Thông tin về nhân khẩu học
Bạn cần điều tra xem khách hàng mục tiêu sản phẩm mình muốn hướng tới là gì. Cần phải tìm hiểu được các thông số về giới tính, độ tuổi, thu nhập hàng tháng la bao nhiêu,..?
Về đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu thông tin về đối thủ canh tranh là một trong những thông số khá quan trọng để bạn tính toán được mức độ cạnh tranh được hay không và cần thời gian bao lâu để có thể thu hồi vốn.
Những đối thủ cạnh tranh đang bán những sản phẩm gì? Lý do họ kinh doanh những sản phẩm như vậy? Đâu là ưu điểm cạnh tranh của bạn?
2/ Tìm kiếm mặt bằng kinh doanh
Với những người muốn kinh doanh thì việc tìm kiếm mặt bằng kinh doanh là khá quan trọng bởi đó là nơi giao dịch, mua bán các sản phẩm. Để tìm kiếm được mặt bằng kinh doanh phù hợp cần xét đến các tiêu chí như sau:
2.1/ Pháp lý của mặt bằng muốn thuê: Theo Luật Nhà ở 2014, tại điều 91 quy định điều kiện về bất động sản cho thuê phải đáp ứng các yêu cầu như sau:
- Có giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở theo quy định của pháp luật
- Không có tranh chấp về quyền sở hữu
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, cung cấp điện, nước, vệ sinh môi trường và các điều kiện thiết yếu khác cho người đi thuê.
Bên cạnh đó, Điều 119 luật này cũng quy định, người có quyền cho thuê phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc là người đại diện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2.2/ Diện tích thuê: bạn nên đến tận nơi để xem xét và đo đạc bởi nhiều chủ nhà có thể lấn chiếm để cho 1 người khác thuê trong thời gian bạn kinh doanh.
2.3/ Tình trạng mặt bằng khi bàn giao: cần kiểm tra các yếu tố về tình trạng mặt bằng như nào, hệ thống đường điện và nước ra sao, chất lượng nơi thuê như tường hay cửa có còn chắc chắn,…
Nếu chúng không đạt tiêu chuẩn an toàn trong quá trình sử dụng, bạn nên đề nghị chủ nhà tu sửa lại nhằm tránh tình trạng phải bỏ ra thêm một phần tiền nữa để sửa chữa.
3/ Thương lượng với chủ nhà
Khi tiến hành thương lượng với chủ nhà bạn cần nắm những nguyên tắc như sau:
- Dành thời gian thương lượng giúp bạn tối ưu được chi phí hơn
- Nguyên tắc “Đôi bên cùng thắng”: tạo điều kiện để chủ nhà và chính mình hài lòng, vui vẻ khi ký kết. Bởi khi không có lợi ích thỏa đáng họ có thể phá rối để lấy lại nhà làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh vì lúc này bạn đã có thương hiệu, có khách quen và mọi thứ đang dần ổn định.
- Đừng để cảm xúc lấn át lý trí khi lựa chọn: nếu mặt bằng tốt nhưng không hợp tiêu chí kinh doanh hay vượt quá ngân sách thì đừng do dự mà hãy mạnh dạn bỏ qua nó.
4/ Xúc tiến hợp đồng
Khi lựa chọn được địa điểm và thương lượng thành công thì bạn cần đến quá trình ký kết hợp đồng để bắt đầu tiến hành kế hoạch kinh doanh. Và trong quá trình ký kết thì cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Thứ nhất: hợp đồng cần có đủ 7 điểm sau: giá thuê, tiền cọc, diện tích, thời gian, khoản tăng giá hằng năm, ngày bàn giao và tình trạng mặt bằng lúc bàn giao.
- Thứ hai: nên công chứng hợp đồng tại bất kỳ phòng công chứng nhà nước nào.
- Thứ ba: thỏa thuận rõ các chi phí liên quan đến hợp đồng.
Lưu ý khác khi thuê mặt bằng kinh doanh
1/ Thuế
Với thuê mặt bằng kinh doanh thì thuế là một trong những khoản không thể bỏ qua. Chính vì thế bạn cần nắm vững để biết hướng xử lý. Các khoản thuế phải nộp gồm:
- Thuế môn bài: thu một lần/năm hoặc khi bạn bắt đầu đăng kí kinh doanh. Thuế môn bài có quy định là:
+ Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm
+ Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
+ Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
- Thuế GTGT & thuế TNCN: tính trên doanh thu chịu thuế và một số khoản thu khác bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường mà bên cho thuê nhận được theo hợp đồng cho thuê.
2/ Thời gian hoạt động
Nhiều chủ nhà sẽ không quan tâm tới điều này nhưng có những chủ nhà khó tính, họ nhất định không cho bạn mở cửa sớm hơn và đóng cửa trễ hơn thời gian đã thoả thuận. Vì thế, hãy ghi rõ điều này trong hợp đồng để cả hai cùng thoải mái hợp tác.
3/ Lối đi và chỗ để xe của chủ nhà
Cần lưu ý đến điều này bởi điều này hoàn toàn có lợi, vì bạn sẽ có thêm nhiều diện tích để giữ xe cho khách, ngoài ra, khách hàng sẽ không cảm thấy phản cảm khi chủ nhà liên tục đi ra, đi vào trước mặt họ.
4/ Thời hạn gia hạn hợp đồng
Thời hạn hợp đồng thường kéo dài từ 1 đến 5 năm. Sau khi hết thời hạn, bạn có thể gia hạn nếu như có điều khoản về nó. Vì thế, hãy cố gắng thoả thuận điều này với chủ nhà để tránh rơi vào trường hợp đáng tiếc.
Đó là một vài lưu ý khi thuê mặt bằng kinh doanh mà chúng tôi nhận thấy. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhờ tư vấn: 09.6226.9229.
Nguồn: vnsea.com.vn