Hầu như bất cứ gia đình nào khi chuẩn bị xây nhà cũng đều mong muốn được ngôi nhà bền đẹp nhưng đều băn khoăn lo lắng không biết phải chuẩn bị những gì, làm ra sao. Sau nhiều năm làm việc với khách hàng từ thiết kế cho đến thi công chúng tôi đúc kết lại kinh nghiệm xây nhà mới như sau:
Mục lục
Kinh nghiệm xây nhà mới: Liệt kê các đầu mục
Để quản lý chi phí xây nhà bạn cần hiểu rõ chi phí xây nhà bao gồm những khoản gì.
- Chi phí phá dỡ nhà cũ: Nếu căn nhà của bạn được xây dựng trên nền đất nhà cũ thì bạn phải tốn thêm khoản chi phí phá dỡ, san lấp mặt bằng.
- Chi phí gia cố móng: Trong trường hợp căn nhà được xây dựng trên nền đất yếu, gần sông, để đảm bảo sự kiên cố cho căn nhà thì bạn phải gia cố móng. Chi phí này sẽ tùy thuộc vào quy mô xây dựng và địa chất.
- Chi phí cấp phép xây dựng: Tùy thuộc vào diện tích xây dựng nhà ở và khu vực xây dựng mà lệ phí xây dựng khác nhau. Bạn có thể tự xin giấy phép xây dựng hoặc sử dụng dịch vụ xin giấy phép xây dựng.
- Chi phí xây dựng cơ bản: Gồm chi phí xây dựng phần thô và chi phí xây dựng phần hoàn thiện, chi phí nhân công, giám sát công trình, thuê nhà thầu.
- Chi phí mua sắm vật tư thiết bị: Vật tư, thiết bị là phần tiêu tốn chi phí khá lớn, tùy thuộc vào quy mô xây dựng mà số lượng vật tư sẽ thay đổi. Chi phí này còn phụ thuộc nhiều vào nhãn hiệu vật tư mà bạn sử dụng.
- Chi phí thiết kế: Thông thường chi phí thiết kế chiếm khoảng 3% chi phí dự toán. Chi phí này có thể được tiết giảm nếu bạn xây đơn giản, xây theo mẫu sẵn.
- Chi phí dự phòng cho các khoản phát sinh: Phát sinh chi phí là điều khó tránh khỏi trong xây nhà, bạn cần dự trù một khoản chi phí dự phòng. Khoản chi phí này thường bằng 10% tổng chi phí đã cộng ở trên.
Kinh nghiệm xây nhà mới: Lập kế hoạch chi tiêu
Để quản lý bất kể chuyện gì thì kế hoạch vẫn luôn là quan trọng nhất, nó là nền tảng để quản lý hiệu quả. Quản lý chi phí cũng vậy, bạn cần lập một bản kế hoạch thể hiện rõ các hạng mục cần phải tốn chi phí, chuẩn loại, số lượng, nhà cung cấp, nhãn hiệu. Những chi phí trong bảng kế hoạch phải được kiểm nghiệm thực tế để dự trù kinh phí đầy đủ và chính xác.
Kinh nghiệm xây nhà mới: Lựa chọn hình thức thuê nhà thầu
Quản lý chi phí cũng phụ thuộc vào loại nhà thầu bạn thuê. Nhìn chung, có ba cách để thuê một nhà thầu. Đầu tiên, hãy tự mình làm và chỉ thuê nhân công. Thứ hai, bạn giao một phần cho nhà thầu. Thứ ba, bạn ký hợp đồng trọn gói.
Việc quản lý chi phí sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn giao toàn bộ hợp đồng cho một nhà thầu, bạn chỉ cần tìm một nhà thầu uy tín, giá cả hợp lý để thi công. Nếu bạn thuê một phần, bạn sẽ quản lý chi phí của phần còn lại.
Nếu bạn tự làm và chỉ thuê nhân công thì bạn cần lưu ý không nên sử dụng đội thợ làm từ đầu đến cuối công trình mà phải sử dụng những đội có chuyên môn cao, mỗi người một công việc khác nhau: đội đóng cọc, đội xây. Đội thi công phần thân, đội điện nước, đội điều hòa, đội thi công thạch cao, đội thi công sơn, đội thi công cơ khí, đội gia công gỗ …
Kinh nghiệm xây nhà mới: Làm hợp đồng với nhà thầu
Thiết lập các hợp đồng chặt chẽ với các nhà thầu xây dựng là điều quan trọng để đảm bảo rằng các dự án không xảy ra bất ngờ. Mặc dù không thể tránh khỏi trong công việc xây dựng, nhưng chi phí phát sinh do sơ suất của nhà thầu thường rất cao. Ngoài ra, nhà thầu có thể gây khó khăn cho bạn bằng cách thi công chậm, sử dụng vật liệu rẻ, hoặc sử dụng lao động phổ thông, …
Vì vậy, lựa chọn nhà thầu uy tín là một phương pháp quản lý chi phí hiệu quả. Đồng thời, đồng ý với một hợp đồng chặt chẽ có thể giúp bạn tránh được những vấn đề nêu trên và hạn chế nghiêm ngặt trách nhiệm của nhà thầu đối với công việc.
Trên đây là những kinh nghiệm xây nhà mới mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Chúc các bạn sẽ có 1 ngôi nhà đẹp, chất lượng để “gây dựng tổ ấm”.
Xem thêm:
Trước cửa nhà nên trồng cây gì
Nguồn: https://vnsea.com.vn