Đất nông nghiệp có thực sự là mảnh đất màu mỡ và có nên mua đất nông nghiệp hay không? Kinh nghiệm lựa chọn mua đất nông nghiệp là gì? Cùng theo dõi thông tin qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Đất nông nghiệp là gì?
Theo quy định của pháp luật nước ta, đất sẽ được chia làm đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp sẽ là đất gồm:
- Đất dùng sản xuất nông nghiệp
- Đất lâm nghiệp
- Đất thủy hải sản
- Đất làm muối
- Và các loại đất nông nghiệp khác.
Đối với đất phi nông nghiệp sẽ gồm:
- Đất ở, đất chuyên dùng
- Đất tôn giáo tín ngưỡng
- Đất nghĩa địa, nghĩa trang
- Đất dùng cho quốc phòng an ninh
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp
- Trụ sở cơ quan, đất sông suối
Những loại đất này muốn thực hiện mua bán phải có sự phê duyệt của chính quyền địa phương. Hơn nữa lô đất mua bán phải đáp ứng các điều kiện quy định trong pháp luật. Vì thế giao dịch mua bán có chút phức tạp.
Có nên mua đất nông nghiệp
Để trả lời cho câu hỏi có nên mua đất nông nghiệp thì cần phải trả lời được những cơ hội và rủi ro khi đầu tư đất nông nghiệp là gì.
Ưu điểm của đất nông nghiệp đó chính là nguồn cung nhiều, giá thành lại rẻ hơn so với đất thổ cư hay bất cứ loại đất khác. Và việc mua đất nông nghiệp sẽ giúp giảm bớt về chi phí đầu tư và việc tìm mua cũng dễ dàng hơn.
Sức hấp dẫn của đất nông nghiệp nằm ở tiềm năng sinh lời lớn, bởi mảnh đất càng gần khu đông dân cư càng có tính thanh khoản cao, nếu xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở thành công thì nhà đầu tư sẽ thu được món lời không nhỏ.
Tuy nhiên khi mua đất nông nghiệp thì rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải như:
- Đất nông nghiệp thường có diện tích lớn nên giá khá cao, chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định như nhà đầu tư dày vốn hoặc doanh nghiệp mua rồi lên thổ cư, phân lô bán nền. Khi mua đất nông nghiệp theo tâm lý đám đông mà dẫn đến tình trạng vay tiền mà đất chưa chuyển đổi được mục đích sử dụng đất, hoặc gặp lúc thị trường chững lại vì dịch bệnh sẽ khó sang nhượng…, nhà đầu tư dễ lâm vào cảnh vỡ nợ.
- Khách mua đất nông nghiệp để đón dự án mới trong khu đô thị nhưng vì một số lý do, quy hoạch đô thị vùng đó lại không diễn ra như kế hoạch khiến nhà đầu tư phải “ngậm trái đắng”, ở không được bán chẳng xong.
- Nếu thửa đất nông nghiệp đó không thuộc khu vực được quy hoạch thành đất ở thì nhà đầu tư sẽ bị chôn vốn rất lâu, thậm chí phải chuyển hướng sang đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi hoặc cho thuê, chuyển nhượng với giá thấp.
- Nếu mảnh đất nông nghiệp nằm trong diện giải tỏa thì chỉ được bồi thường theo giá đất nông nghiệp.
Kinh nghiệm mua đất nông nghiệp
Kiểm tra xem có nằm trong diện quy hoạch hay không?
Bạn cần xác định đất đó có thuộc trong một dự án hay diện quy hoạch nào không. Nếu có ý định mua để chuyển đổi thành đất ở hay để trồng trọt chăn nuôi lâu dài thì tốt nhất hãy tìm hiểu kỹ vấn đề này để tránh trường hợp mua đất về mà đất lại nằm trong dự án quy hoạch thì đất không có tiền lại mất trắng tay.
Cách xác minh chính xác và nhanh nhất là bạn hãy chủ động trực tiếp lên UBND quận (huyện) nơi có mảnh đất để hỏi về kế hoạch sử dụng.
Nên chọn mảnh đất có vị trí đẹp
Dù là đất gì thì cũng nên chọn mảnh đất tại nơi có vị trí đẹp cũng như thuận lợi. Đừng vì ham rẻ mà mua mảnh đất có vị trí không tốt và phong thủy cũng không hợp.
Hợp đồng mua bán phải công chứng rõ ràng
Theo luật đất đai 2013, quy định tại khoản 3 điều 167 thì việc mua bán, chuyển nhượng đất đai phải được lập hợp đồng bằng văn bản và có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Nếu như việc mua bán của bạn không tuân theo các quy định trên về mặt hình thức thì sẽ không được pháp luật công nhận. Việc giao dịch mua bán đất sẽ bị vô hiệu do không tuân thủ quy định của pháp luật dân sự.
Phí chuyển đổi đất ruộng
Có một khoản chi phí ngoài tiền mua đất mà bạn cần biết khi mua đất ruộng đó là chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng. Vì thế, bạn cần thương lượng với bên bán đất về mức giá bán sao cho phù hợp và có lợi cho mình.
Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giải đáp cho bạn về việc có nên mua đất nông nghiệp hay không và lựa chọn được mảnh đất ưng ý, hợp phong thủy.
Liên hệ nhận tư vấn: 09.6226.9229!
Nguồn: vnsea.com.vn