Kiểm tra tín dụng cá nhân là việc làm quan trọng để kiểm soát được quá trình vay vốn trành trường hợp khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư, kinh doanh hoặc gia đình có việc nhưng lại bị ngân hàng từ chối. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ chi tiết về cách tự kiểm tra nợ xấu ngân hàng chính xác, đơn giản.
Mục lục
Vì sao bạn bị nợ xấu?
Nguyên nhân gây ra nợ xấu có thể xuất phát từ sự chủ quan, cố tình hoặc vô tình quên đóng các khoản lãi, vốn, phí cho ngân hàng, công ty tài chính. Nhìn chung nguyên nhân dẫn tới nợ xấu thường do một trong những trường hợp dưới đây:
- Gặp khó khăn về tài chính, mất việc, giảm thu nhập, kinh doanh khó khăn dẫn tới mất khả năng thanh toán đúng hạn các khoản lãi và gốc của khoản vay.
- Không kiểm soát chi tiêu qua thẻ tín dụng, tiêu vượt hạn mức thẻ hoặc vượt khả năng thu nhập hàng tháng nên không thể thanh toán dư nợ thẻ đúng hạn.
- Khách hàng đóng lãi và gốc nhưng không đóng các khoản phí phạt khi vay vốn.
- Khách hàng có đăng ký mua trả góp nhưng không đóng tiền theo như hợp đồng đã ký
Các cách kiểm tra nợ xấu ngân hàng
Kiểm tra thông qua cả 3 nơi sau:
- Ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn
- Kiểm tra qua Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước.
- Kiểm tra qua công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam
Kiểm tra trực tiếp
Hiện tại trên thị trường có 2 tổ chức có thể cung cấp thông tin tín dụng cá nhân cho bạn bao gồm:
Tại Hà Nội:
Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng nhà nước (CIC), số 10 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội
Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam (PCB) tại số 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tại Hồ Chí Minh:
Chi nhánh Công ty cổ phần thông tin tín dụng Việt Nam
Kiểm tra qua CIC online
CIC là tên viết tắt của Credit Information Center – giữa trung tâm thông tin tín dụng do Ngân hàng Nhà nước quản lý. CIC lưu trữ lịch sử tín dụng gồm có các khoản vay, lịch trả nợ, thời gian trả nợ, dư nợ hiện tại của cá nhân, tổ chức có hoạt động tín dụng tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra CIC còn phân tích dựa trên số liệu thu thập được để đưa ra dự báo về nợ xấu.
Nhờ có CIC mà ngân hàng và tổ chức biết được thông tin lịch sử vay vốn của khách hàng và có cơ sở đánh giá, sàng lọc đối tượng cho vay nhằm giảm rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng.
Cách tự kiểm tra nợ xấu trên CIC online
Để tra CIC, khách hàng vui lòng làm theo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Truy cập website để tra cứu CIC:
Nếu bạn đã có tài khoản tại CIC, chọn nút “Đăng nhập”.
Nếu chưa đăng kí tài khoản tại CIC, chọn nút “Khai thác nhu cầu vay”.
Bước 2: Tiến hành đăng kí thông tin cá nhân. Điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.
Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và SĐT thực để có gì bên CIC sẽ gửi thông báo quan trọng từ CIC.
Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.
Sau 1 ngày làm việc, bên CIC sẽ có người gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin, nếu đúng chính chủ thì sẽ trả kết quả tra CIC qua email cho khách hàng.
Kiểm tra nợ xấu tại ngân hàng
Bạn chỉ cần liên hệ với Ngân hàng cho vay. Nếu ngân hàng thông báo bạn bị nợ xấu và từ chối cho vay. Điều này có nghĩa là bạn đã bị nợ xấu ngân hàng.
Thời gian xóa nợ xấu chỉ trong bao lâu?
Tùy vào cấp độ nợ theo từng nhóm mà có thời gian xóa nợ xấu trên CIC khác nhau.
● Nếu nợ xấu thuộc nhóm 2 thời gian xóa là 12 tháng.
● Nếu nợ xấu là nhóm 3, 4, 5 thời gian xóa là 60 tháng. trong vòng thời gian này, nếu khách hàng có phát sinh vay mượn nào thì cần phải đóng đủ nếu không vẫn bị nợ xấu.
● trong khoảng thời gian này, để có thể vay lại ngân hàng, khách hàng tuyệt đối không được phát sinh thêm bất cứ khoản nợ xấu nào nữa.
● Đối với một số trường hợp khách hàng bị báo nợ xấu do khách quan thì các ngân hàng có thể cân nhắc để cho vay tiếp. Tuy nhiên, để có thể vay thì khách hàng phải chứng minh được tài chính rõ ràng cũng như có phương án vay cụ thể.
Một vài lưu ý để tránh nợ xấu
Chưa từng đi vay, cũng chẳng “xù nợ” ai bao giờ, song nhiều người vẫn bị dính vào nợ xấu. Đó có thể là do một trong những lý do sau:
● Đứng ra vay giùm người khác
● Cho người khác mượn CMND rất dễ gây ra rủi ro cao
● Mất điện thoại, bị người khác đánh cắp thông tin cá nhân
Vì thế Vnsea có đưa ra một số lưu ý để khách hàng không phải vướng vào những khoản nợ xấu “oan ức” đó:
● Thứ nhất, tuyệt đối không đứng ra bảo lãnh giùm bạn bè, người thân để vay ngân hàng. Nếu đã lỡ đứng ra bảo lãnh hoặc cho mượn CMND thì nên chú ý và nhắc nhở người vay nên đóng đúng ngày.
● Thứ hai, nếu là người đang vay tiền online, bạn phải thanh toán đúng hạn, không nên chậm quá 10 ngày. Bởi, nếu thanh toán khoản vay trễ, công ty cho vay sẽ đưa hồ sơ của bạn đến bộ phận CIC. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến lịch sử tín dụng của bạn.
● Thứ ba, đừng bao giờ có suy nghĩ “Vay rồi, đằng nào cũng trả, trễ một chút cũng chẳng sao”. Đó còn là câu chuyện về chữ “tín”, vay đúng ngày, trả đúng hạn, có như thế bạn mới nâng cao độ uy tín của cá nhân, có thể được vay với hạn mức cao.
rên đây là những thông tin chi tiết về kiểm tra nợ xấu ngân hàng. Để giải đáp các thắc mắc, vui lòng liên hệ: 0971708998 hoặc đặt lịch tư vấn trong form dưới đây:
Nguồn: vnsea.com.vn